Chạy đua thời gian,ụnghingộđộcsữaBácsĩliệtkêđộcchấtnghicótrongsữlịch thi đại học 2022 "cân não" giành sự sống cho bệnh nhân
Sáng 20.10, tiến sĩ - bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sau gần 5 ngày điều trị tích cực, đến sáng nay, sức khỏe của bệnh nhân P.M.T (55 tuổi) đã ổn định, các biện pháp can thiệp được ngưng lại, bệnh nhân đủ điều kiện kiện xuất viện.
"Đến giờ phút này có thể nói, các chất độc đã được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi người bệnh nhân, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường, các chức năng thận, phổi... hồi phục tốt", bác sĩ Hùng chia sẻ.
Nỗ lực chạy đua thời gian cấp cứu cho bệnh nhân nghi ngộ độc sữa
Trước đó, ngày 15.10, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu mức độ 3, suy hô hấp, phải thở máy, huyết động không ổn định, mạch nhanh, có tiền sử xơ gan, tăng huyết áp. Các dấu hiệu sinh tồn cho thấy khả năng tử vong cao nên quá trình điều trị có nhiều khó khăn.
Bệnh viện tổ chức hội chẩn liên chuyên khoa để đưa chẩn đoán ban đầu và hướng điều trị. Khai thác bệnh sử, bệnh nhân đang khỏe mạnh bình thường, tiếp xúc (uống) sữa bột thì biến chuyển nhanh sau 15 phút. Ngoài ra, hai người nhà của bệnh nhân cũng tử vong nghi ngờ liên quan loại sữa này.
Các bác sĩ kết luận ngộ độc cấp trầm trọng trên bệnh nhân có bệnh nền xơ gan, tiên lượng tử vong cao. Bệnh nhân được chỉ định thở máy nồng độ cao, truyền dịch, ổn định huyết áp, lọc máu theo phương pháp đặc biệt.
"Phương pháp lọc máu thông thường sử dụng một màng lọc máu màng đơn. Trường hợp này bệnh nhân được sử dụng cùng lúc 2 màng lọc máu với các chức năng khác nhau, mục tiêu lấy chất độc trong quá trình chuyển hóa", bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Sau vài giờ đầu, kết quả cho thấy bệnh nhân có đáp ứng cải thiện, tức hướng điều trị đúng. Sau 12 giờ điều trị, kết thúc đợt lọc máu đầu tiên, bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện tri giác, tỉnh táo hơn, tiếp xúc được. Ngày 18.10, bệnh nhân tự thở được, ngưng lọc máu. Sau 50 giờ điều trị, bệnh nhân được rút nội khí quản, cai máy thở.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang (Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, trong quá trình tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân, áp lực nhất là thời gian. Việc nhận định tình trạng bệnh nhân đang gặp phải theo hướng nào rất quan trọng để có xử lý ban đầu đúng, mọi thứ diễn ra trong tích tắc để kịp thời cứu bệnh nhân.
"Các bác sĩ phải đưa ra biện pháp nào vừa cấp cứu giữ được tính mạng cho bệnh nhân vừa phủ được các nguyên nhân ngộ độc, vì nếu có một nguyên nhân nằm ngoài dự đoán có thể dẫn đến nguy cơ tử vong", bác sĩ Sang cho hay.
5 loại độc chất nghi ngờ có trong sữa
Bác sĩ Hùng cho biết, hiện kết quả các mẫu xét nghiệm gửi đi đều âm tính, không tìm ra được chính xác độc chất gây ngộ độc cấp. Tuy nhiên, điều này cũng là bình thường vì kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian lấy mẫu, mẫu bệnh phẩm, nồng độ độc tố tăng giảm... Kết quả xét nghiệm không phải là yếu tố quan trọng nhất, ví dụ với ngộ độc khí không thể xét nghiệm. Do đó việc khai thác dịch tễ, cách bệnh nhân tiếp xúc nguồn gây ngộ độc, chùm ca bệnh, diễn tiến tình trạng bệnh... là những yếu tố giúp bác sĩ dự đoán chất gây ngộ độc.
'Điểm mặt' 5 độc chất nghi có trong sữa vụ 2 mẹ con chết nghi ngộ độc
"Qua triệu chứng lâm sàng, bệnh sử, diễn biến bệnh, chúng tôi nghi ngờ 5 loại độc chất theo thứ tự gồm cyanua, nhóm thuốc trừ sâu organophosphate/carbamat, asen, strychnin, botulinum. Tuy nhiên, chúng tôi không thể khẳng định là những chất này là tự sản sinh trong sữa hay được bỏ vào trong sữa", bác sĩ Hùng chia sẻ.
Bác sĩ mô tả đây là những chất màu trắng, không màu, không mùi, không vị nên khi lẫn trong thực phẩm có cùng màu sắc sẽ rất khó nhận biết nhưng lại gây ngộ độc nhanh chóng. Bằng chứng bệnh nhân pha 150ml sữa nhưng chỉ mới uống 50ml đã có biểu hiện choáng voáng, nhức đầu, ói, không nhận biết được.
"Do đó nếu một người đang bình thường sau một bữa ăn, uống, bữa tiệc mà có triệu chứng bất thường diễn ra nhanh trong khoảng 15-30 phút trở lại cần đưa ngay đến cơ sở y tế. Vì nếu ngộ độc cấp không thể sơ cứu được, chỉ có thể đến bệnh viện càng sớm càng tốt", bác sĩ Hùng khuyến cáo.
Trước đó, như Thanh Niên Online đưa tin, khoảng 6 giờ ngày 14.10, cụ bà P.T.P (83 tuổi, ngụ xã Hòa Hưng, H Cái Bè, Tiền Giang) thức dậy thì phát hiện con trai là ông P.V.Y. (45 tuổi) tử vong. Nghĩ ông Y. tử vong do bệnh lý nên gia đình tổ chức đám tang mà không trình báo chính quyền địa phương.
Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, bà P.T.M.C (53 tuổi, con gái cụ P.T.P) pha khoảng 100 ml sữa cho cụ P. uống. Sau khi uống hết sữa, cụ P. có biểu hiện tức ngực, khó thở, nôn ói. Khoảng 5 phút sau, cụ tử vong tại nhà. Gia đình cũng nghĩ cụ P. tử vong do bệnh lý nên không trình báo cơ quan chức năng.
Đến khoảng 4 giờ ngày 15.10, ông P.M.T (55 tuổi, con cụ P.) đến phụ đám tang. Sau đó, ông T. tự pha khoảng 150 ml sữa uống. Khi uống được khoảng 50 ml thì có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, nôn ói nên gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Triều An - Loan Trâm (Vĩnh Long).
Tại đây, ông T. được bác sĩ chẩn đoán ngộ độc sữa nên chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long điều trị. Tuy nhiên, do tình trạng ông T. chuyển biến nặng nên ngày 16.10, ông được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị.
Liên quan đến vụ việc này, tối 17.10, Viện khoa học hình sự Bộ Công an kết luận mẫu phẩm lấy từ hộp sữa đang sử dụng tại nhà cụ P.T.P (83 tuổi, ấp Khu Phố, xã Hòa Hưng, H.Cái Bè, Tiền Giang) có chứa chất kịch độc, một loại thuốc trừ sâu có thể gây chết người trong thời gian ngắn. Từ đó đặt ra nghi vấn mẹ con cụ P. tử vong do bị đầu độc thông qua hộp sữa bột mà cụ bà P., đang sử dụng